justintime.com - justintime.vn - justintime.com.vn

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Máy bay bạn đã nghe đến, chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách. Tuy nhiên thì máy bay còn phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa. Vậy tại sao lại cần máy bay chở hàng? Chi phí vận chuyển hàng bằng đường hàng không như thế nào?

 

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là như thế nào?

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những hình thức vận chuyển có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực logistics hiện nay. Hình thức vận chuyển này mang đến rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại nhiều nhược điểm. Để có được quyết định có nên lựa chọn hình thức vận tải này hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hay còn được hiểu đơn giản là sử dụng các phương tiện máy bay để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa được đóng gói kĩ càng và cho lên các máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chở hàng của máy bay vận chuyển hành khách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thương mở cửa giữa khu vực các nước, hình thức vận chuyển này ngày càng trở nên phổ biến, chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, do đặc tính riêng biệt của ngành hàng không có nên phương thức vận chuyển này thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, thời gian giao hàng gấp rút. Có thể kể đến một số ngành hàng như sau:

– Thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh

– Động vật sống, nội tạng người, hài cốt

– Dược phẩm, thực phẩm chức năng

– Những món đồ giá trị (vàng, kim cương, đồ cổ)

– Thiết bị kỹ thuật (hàng công nghệ cao, phụ tùng máy bay, tàu biển, xe hơi)

– Hàng tiêu dùng xa xỉ (đồ điện tử, thời trang)

– Hàng dễ hư hỏng (thực phẩm đông lạnh)

Đánh giá ưu nhược điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem xét đánh giá phương án vận chuyển hàng hóa bằng máy bay/ đường hàng không để thấy rõ những ưu nhược điểm của hình thức này.

Ưu điểm của vận chuyển hàng không

+ Vận chuyển nhanh chóng: Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay chính vì thế hàng hóa sẽ được gửi đi nhanh chóng. Vận tốc trung bình của một máy bay chở hành khách là khoảng 800-1000km/h, cao hơn rất nhiều so với các hình thức vận chuyển khác. Chính vì thế, thời gian vận chuyển không có phương án nào có thể so sánh được.

+ Đảm bảo tính an toàn: vận tải bằng máy bay cũng có tính an toàn cao nhất. Rủi ro từ việc sử dụng máy bay ít hơn rất nhiều so với đường bộ, đường sắt, và đường biển. Cho nên hàng hóa sẽ luôn được đảm bảo, không bị thất thoát hay hư hỏng, mất mát. Giảm thiểu tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra.

+ Khoảng cách không giới hạn: Việc vận chuyển bằng máy bay sẽ không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới.

+ Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác

+ Phí lưu kho thấp: thường tối thiểu, bởi đặc tính hàng hóa đều được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ra vào sân bay và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

Nhược điểm của vận chuyển hàng không

+ Chi phí lớn: Phí vận chuyển qua đường hàng không lớn hơn nhiều so với chi phí vận chuyển bằng hình thức khác. Chính vì thế, nó chỉ phù hợp với mặt hàng xa xỉ hoặc yêu cầu vận chuyển nhanh chóng.

+ Giới hạn về khối lượng hàng hóa: Hình thức này không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.

+ Thủ tục ngặt nghèo: Có khá nhiều các quy định liên quan đến quy định và luật pháp khi vận chuyển hàng không, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay. Có nhiều mặt hàng theo quy định sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển.

+ Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Do thời tiết xấu, mưa bão… chuyến bay có thể bị delay hoặc hủy làm ảnh hưởng đến

Bảng giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ được quy định tại Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association).

Với công thức tính cước vận chuyển như sau:

=> Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa

Đơn giá cước được tính ra sao?

Đó là số tiền khách hàng phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng (chẳng hạn 10usd/kg). Các công ty vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng.

Với mỗi loại hàng hóa được quy định theo hàng hóa thông thường, hàng khó mà đơn giá/kg sẽ khác nhau. Ngoài ra khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi từ việc chia giá khoảng khối lượng.

VD: Hàng hóa thông thường: 0,5kg, 1kg, 1,5kg, 2kg,…

Hàng hóa có khối lượng cao được chia từ 20 – 30, 35 – 45, 50 – 80,…. Tùy theo đơn vị vận chuyển.

Khối lượng hàng hóa quy định thế nào?

Không phải hàng hóa nào cũng có thể đem lên cân được, người ta dùng 2 đại lượng khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích.

Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

– Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 200kg

– Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức: Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000

Ví dụ 1 – Khối lượng thực tế lớn hơn Khối lượng thể tích

Công ty tôi muốn chuyển lô hàng gồm 2 kiện, mỗi kiện nặng 40kg và có kích thước là 40 x 40 x 40 (cm). Cách tính như sau:

Khối lượng thực tế (AW): 2 x 40 = 80kg

Khối lượng thể tích (DW): 2 x (40 x 40 x 40) / 6000 = 21.33 kg

Khối lượng thực tế lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước: 80kg

Ví dụ 2 – Khối lượng thực tế nhỏ hơn Khối lượng thể tích

Công ty bạn muốn vận chuyển 5 thùng hàng, mỗi thùng nặng 30kg và có kích thước 80x50x60 (cm). Vậy ta tính như sau:

Khối lượng thực tế (AW): 5 x 30 = 150kg

Khối lượng thể tích (DW): 5 x (80 x 50 x 60) / 6000 = 200kg

Do DW lớn hơn AW, nên khối lượng tính cước sẽ lấy theo DW, nghĩa là 200kg

Cách tính khối lượng thể tích của các hãng chuyển phát nhanh:

Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao / 5000

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

1. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ

Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng.

2. Booking lịch bay

Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder.

3. Đóng hàng

Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển.

4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển

5. Phát hành AWB

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành MAWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết.

Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu.

6. Nhận chứng từ trước qua email

Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu

7. Thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp…

8. Lệnh giao hàng

Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa.

9. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó.

10. Nhận hàng

Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu.