QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUY HIỂM TẠI CẢNG CÁT LÁI

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUY HIỂM TẠI CẢNG CÁT LÁI

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NGUY HIỂM TẠI CẢNG CÁT LÁI

Ngày đăng: 11/11/2024

Những thông tin cần biết về quy trình giao nhận hàng hoá nguy hiểm tại cảng Cát Lái mà các doanh nghiệp nhập khẩu cần biết.

I. Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.

dangerous-good
 

II. Phân loại hàng hóa nguy hiểm.

Dựa trên công ước SOLAS-74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (International Maritime Dangerous Goods Code – IMDG Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965, ngày 19/02/2003 chính phủ đã đưa ra nghị định số: 13/2003/NĐ-CP của chính phủ về quy định danh mục hàng nguy hiểm. Theo đó, luật pháp ở Việt Nam quy định chất nguy hại phân loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế của Liên hợp quốc là UN.
 

Loại

Nhóm loại

Nội dung

1. Chất nổ (Explosive Substances or Articles)

 

 

 

1.1

Bao gồm các chất, vật phẩm mà nguy cơ phát nổ khối là tiềm tàng

 

1.2

Bao gồm các chất, vật phẩm tạo ra nguy hiểm nhưng không phải là nguy cơ phát nổ khối (Mass explosion hazard).

 

1.3

Bao gồm các chất, vật phẩm có tiềm tàng nguy cơ cháy hoặc nổ nhẹ, không phải là mối nguy hiểm gây nổ khối.

 

1.4

Bao gồm các chất, vật phẩm không thể hiện mối nguy hiểm nghiêm trọng.

 

1.5

Bao gồm các chất rất không nhạy nhưng lại tồn tại mối nguy hiểm gây nổ khối

 

1.6

Bao gồm các vật phẩm cực kỳ không nhạy và không tồn tại mối nguy hiểm gây nổ khối

2. Chất khí (Gases)

Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hoá lỏng, khí trong dung dịch, khí hoá lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều loại hơi của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa các chất khí, như tellurium hexaflouride và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít.

 

 

2.1

Các loại khí dễ cháy (như êtan, butan)

 

2.2

Các loại khí không có khả năng gây cháy, không độc (như oxy, nitơ)

 

2.3

Những chất khí có tính độc (như clo)

3. Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)

Bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn hay bằng 61C

 

 

3.1

Các chất lỏng dễ cháy: Đây là các chất lỏng được chuyên chở tại nhiệt độ bằng hoặc lớn hơn điểm bắt lửa của chúng hoặc là các hợp chất được chuyên chở dưới nhiệt độ cao ở dạng lỏng và chúng sinh ra khí dễ cháy tại nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ chuyên chở lớn nhất

 

3.2

Các chất lỏng đã bị triệt tiêu đặc tính dễ nổ: đây thực chất là các hợp chất dễ nổ nhưng đã được hòa tan hoặc pha vào nước hay các chất lỏng khác, tạo ra một hỗn hợp chất lỏng đồng nhất để triệt tiêu đặc tính dễ nổ

4. Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)

 

Chất rắn nguy hiểm là các chất khác với các hợp chất thuộc loại chất nổ. Dưới các điều kiện chuyên chở, các chất này luôn dễ cháy hoặc chúng là nguyên nhân góp phần tạo ra đám cháy

 

4.1

Các chất rắn dễ cháy (Flammable Solids)

 

4.2

Các chất rắn dễ cháy và tự cháy (Substances liable to spontaneous Combustion)

 

4.3

Các chất rắn khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra khí dễ cháy (Substances which, in contact with water, emit flammable gases)

5. Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)

 

 

 

5.1

Các chất oxit dễ cháy

 

5.2

Các peroxit hữu cơ dễ cháy

6. các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)

 

Các chất độc là các chất có thể gây tử vong hoặc gây các thương tật nguy hiểm hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu hít phải hay tiếp xúc với chúng

7. Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)

 

Các chất phóng xạ được hiểu là bất cứ vật liệu có chứa phóng xạ nào mà cả độ phóng xạ đã làm giàu hoặc độ phóng xạ tuyệt đối thể hiện trong khai báo gửi hàng đều vượt quá giá trị đã được ấn định theo các mục từ 2.7.7.2.1 đến 2.7.7.2.6 trong IMDG Code

8. Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)

 

Đây chính là các chất có khả năng làm hư hỏng, thậm chí phá hủy các vật liệu, hàng hóa khác hay phương tiện vận chuyển nếu có sự rò rỉ hoặc tiếp xúc do các phản ứng hóa học gây nên

9. Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellenious Dangerous Substances and Article)

 

Các chất độc hại còn lại khác có các đặc tính nguy hiểm theo các điều khoản trong phần A, chương VII, SOLAS-74

 

dangerous-type


III. Quy định và quy trình.

1. Quy định

Hàng hóa nguy hiểm, khi rò rỉ, đe dọa sức khỏe và tính mạng con người. Quá trình xếp, dỡ hàng cần tuân thủ chặt chẽ quy định của từng loại hàng và giám sát an toàn. Người và phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP. Danh mục hàng hóa phải được khai đúng theo phụ lục I(Kèm theo Nghị định số: 42 /2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ), danh mục hàng hóa nguy hiểm.
Và theo nghị định này để lấy được hàng bắt buộc phải có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Triển Khai Khu Vực Giao Nhận Tập Trung

Cảng Cát Lái đã áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn trong việc xử lý hàng hóa nguy hiểm.

Cảng đã triển khai khu vực giao nhận tập trung cho container hàng nguy hiểm để giảm nguy cơ cháy nổ và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và xử lý. Điều này đòi hỏi đầu tư và tác nghiệp, và cảng đã thông báo đơn giá dịch vụ trung chuyển từ ngày 15/4/2021.

Đơn giá này là 275.000 đồng cho container 20 feet và 400.000 đồng cho container 40 feet, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

 

2. Quy trình

A. Xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị:

Người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Hồ sơ này phải tuân theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, và được chia thành các loại hàng hóa như sau:

- Loại 5 và loại 8: Đối với hàng hoá nguy hiểm thuộc loại 5 và loại 8, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định.
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
  • Bản sao phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, tuyến đường, lịch trình vận chuyển, và biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất.

- Loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9: Đối với các loại hàng hoá này, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
  • Bản sao phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, tuyến đường, lịch trình vận chuyển, và biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất.

- Hóa chất bảo vệ thực vật: Đối với hàng hoá nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
  • Bản sao phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm.

Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đúng quy định, người vận chuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công để tiến hành kiểm tra hồ sơ.

Sau khi hoàn tất các bước trên và hồ sơ được kiểm tra và chấp nhận, giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sẽ được cấp cho người vận chuyển, cho phép họ thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm một cách hợp pháp.

Giay phep

 


B. Nhận hàng hóa nguy hiểm FCL:

Nhận và kiểm tra chứng từ:

Kiểm tra tính pháp lý, thống nhất và đầy đủ của các chứng từ như Hợp đồng thương mại (Contract), Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List), Vận đơn (Bill of Lading), Tín dụng thư (L/C), giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm, Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate), Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), Chứng thư kiểm dịch (Phytosanitary Certificate), Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate), đảm bảo hàng có dãn nhãn theo quy định nhãn không che liên quan đến loại mối nguy hiểm và mối nguy hiểm phụ, Fumigation Certificate, CA hoặc CQ (nếu có).

Nhận Arrival và thanh toán phí D/O:

Nhận thông báo hàng đến (Arrival Notice) và thanh toán phí lệnh giao hàng (D/O). Thanh toán có thể bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo yêu cầu của Logistics hay Line Tàu.

Khai HQ điện tử và đóng thuế:

  • Sử dụng phần mềm ECUS5/VNACCS để khai Hải quan điện tử (HQ điện tử).
  • Nộp thuế tờ khai để có Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước phải được đóng mộc của ngân hàng.

Lấy lệnh D/O:

Trước khi tàu cập cảng, nhận thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu hoặc forwarder. Thông báo này bao gồm thông tin về số Bill, người gửi, người nhận, ngày hàng đến, mã cảng đến, và mã kho lưu hàng.

Lấy lệnh giao hàng (D/O) sau khi đã đóng tất cả các phí liên quan.

Rút tờ khai tại bộ phận trả tờ khai:

Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm – Dangerous Goods Declaration (DGD – hay MULTIMODAL DANGEROUS GOODS FORM) cùng với Nhãn Hàng hóa Nguy hiểm (Dangerous Goods Labels)

Rút tờ khai hải quan (thông quan) và mã vạch tờ khai.

Kiểm hóa (nếu TK luồng đỏ):

  • Đăng ký chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng ký chuyển bãi kiểm hóa và rút ruột tại phòng thương vụ cảng.
  • Cắt/bấm seal container và kiểm hóa nếu cần thiết.

Thanh lý tờ khai:

Đăng ký chuyển bãi kiểm hóa và nhận lại bản chính tờ khai, mã vạch, và phiếu EIR đã đóng dấu.

Giao phiếu EIR và phiếu mượn container cho tài xế:

Giao phiếu EIR đã đóng dấu và phiếu mượn container (phiếu hạ rỗng) cho tài xế để kéo container từ bãi giao nhận tập trung cho container hàng nguy hiểm về kho.

Trả lại container rỗng:

Sau khi lấy hàng về kho, người vận chuyển phải vệ sinh và trả lại container rỗng cho hãng tàu tại đúng nơi và thời gian quy định trên giấy mượn container.

Lấy lại tiền cược:

Người vận chuyển mang giấy xác nhận đã trả container rỗng cùng với giấy mượn container ra hãng tàu để lấy lại tiền cược.
 

C. Nhận hàng hóa nguy hiểm LCL:

Chuẩn bị bộ chứng từ

  • Tờ khai xuất khẩu đã thông quan: Tờ khai Hàng hóa Nguy hiểm – Dangerous Goods Declaration (DGD – hay MULTIMODAL DANGEROUS GOODS FORM)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại),
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa), nhãn hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods Labels: DGL)
  • House Bill of Lading (Vận đơn)
  • Giấy phép vận tải hàng hóa nguy hiểm
  • Hóa đơn cước

In phiếu xuất kho

Lấy số thứ tự và chờ đến lượt tại thương vụ cổng C.

Nộp hồ sơ đã chuẩn bị trước, ghi số đăng ký xe để in phiếu xuất kho.

Nhận lại phiếu xuất kho và phiếu tải trọng.

Lưu ý: Nếu xe tải lần đầu vào cảng Cát Lái, phải cung cấp Sổ đăng kiểm để thương vụ nhập máy.

Sau khi hoàn thành bước này, thông báo cho tài xế kho về số cửa kho (số cửa ghi trên phiếu) và yêu cầu tài xế xe tải đánh xe vào. Cổng cảng mới bấm giờ và cho xe vào.

Lấy hàng

Đưa phiếu xuất kho và phiếu tải trọng cho chủ kho, người này sẽ quét vị trí để xe nâng bốc xếp và lấy hàng ra.

Hàng được lấy ra và kí nhận trên phiếu xuất kho. Hỏi xe nâng hoặc công nhân đưa hàng lên xe. Đưa phiếu tải trọng cho tài xế để ra cổng.

 

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Hotline: +84 83 9910066

Mail: info@justintimevn.com