Trong bài viết này Just In Time xin chia sẻ đến Quý vị quy trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor), xác định mã hs, tính thuế nhập khẩu và những lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam.
1. Chính sách nhập khẩu động cơ điện
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện được quy định bởi những văn bản pháp luật sau đây:
Theo những văn bản pháp luật nêu trên thì động cơ điện không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Mô tơ đã qua sử dụng cũng không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên khi nhập khẩu động cơ điện đã qua sử dụng thì phải thực hiện các bước thủ tục theo quy định tại Thông tư 18/2019/QĐ-TTg. Khi làm thủ tục nhập khẩu motor điện thì cần phải lưu ý những điểm sau:
-
Động cơ điện đã qua sử dụng thì có tuổi thiết bị dưới 10 năm;
-
Khi nhập khẩu máy biến áp thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
-
Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
Trên đây là toàn bộ những quy định pháp luật liên quan đến thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy trình trên, vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
2. Xác định mã hs của động cơ điện
Xác định mã hs là bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Xác định được mã hs sẽ xác định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu. Để xác định được đúng mã hs động cơ điện Quý vị cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.
2.1. Mã hs động cơ điện
Mã hs (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã hs trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Sau đây, Door to Door Việt xin chia sẻ đến Quý vị bảng mã hs động cơ điện.
Mã hs |
Mô tả |
|
Công suất động cơ không quá 37.5W
|
|
cho điện một chiều, động cơ bước: |
85011021 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011022 |
Loại khác, công suất không quá 5 W |
85011029 |
Loại khác |
85011030 |
Cho điện một chiều, động cơ hướng trục |
|
Điện một chiều loại khác: |
85011041 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011049 |
Loại khác |
|
Xoay chiều, động cơ bước: |
85011051 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011059 |
Loại khác |
85011060 |
Xoay chiều, động cơ hướng trục: |
|
Xoay chiều, loại khác: |
85011091 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85011099 |
Loại khác |
|
Công suất trên 37,5 W đến 1KW, động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều:
|
85012012 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85012019 |
Loại khác |
|
Công suất trên 1 kW, động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều
|
85012021 |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85012029 |
Loại khác |
|
Động cơ một chiều khác công suất trên 37,5 W không quá 750 W:
|
85013130 |
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85013140 |
Động cơ khác |
|
Động cơ điện công suất trên 750W nhưng không quá 37,5 kW:
|
85013221 |
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 |
85013222 |
Động cơ khác |
2.2. Những rủi ro khi áp sai mã hs
Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:
-
Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
-
Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
-
Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.
Để xác định chính xác mã hs cho loại động cơ điện cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
3. Thuế nhập khẩu động cơ điện
Xác định thuế nhập khẩu là công việc quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Thuế nhập khẩu của hàng hóa phụ thuộc vào mã hs của mặt hàng đó. Mỗi mã hs thì có một mức thuế suất cụ thể. Sau đây Door to Door Việt xin giới thiệu cách tính thuế nhập khẩu và những lưu ý khi xác định thuế đối với mặt hàng động cơ điện.
3.1. Cách tính thuế nhập khẩu động cơ điện
Thuế nhập khẩu động cơ điện được tính theo công thức như những mặt hàng khác. Thuế nhập khẩu của mặt hàng này có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế GTGT.
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là chi phí tính vào giá vốn hàng bán của đơn hàng. Vì thế quý vị phải kiểm tra đúng mã hs để được áp mã thuế nhập khẩu tốt nhất.
3.2. Những lưu ý khi xác định thuế nhập động cơ điện
Khi xác định thuế nhập khẩu của động cơ điện cần phải lưu ý những điểm sau:
-
Đối với những quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam như: Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean. Thì cần phải lưu ý mức thuế ưu đãi đặc biệt thường là 0%.
-
Để hưởng mức thuế ưu đãi thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ;
-
Trị giá tính thuế là trị giá CIF. Đối với những đơn hàng mua hàng theo các điều kiện khác. Khi tính thuế nhập khẩu phải quy đổi trị giá về trị giá CIF để tính thuế nhập khẩu.
-
Thuế nhập khẩu cũng sẽ phải chịu thuế GTGT.
Đó là những lưu ý khi tính thuế nhập khẩu động cơ điện. Nếu Quý vị chưa hiểu được cách tính thuế và những lưu ý ở trên. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
4. Bộ hồ sơ nhập khẩu động cơ điện
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) nói riêng, các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
-
Tờ khai nhập khẩu
-
Vận tải đơn (bill of lading)
-
Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
-
Danh sách hàng hóa (Packing list)
-
Chứng nhận xuất xứ ( ℅) nếu có
-
Hợp đồng thương mại (sale contract)
-
Công bố dán nhãn năng lượng ( nếu motor nhập khẩu thuộc vào loại phải làm công bố).
-
Phiếu đăng ký hợp chuẩn hợp quy (cho động cơ đã qua sử dụng)
-
Catalog (nếu có)
Đối với những chứng từ trên thì khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor). Thì quan trọng nhất là tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ (nếu có), hóa đơn thương mại, giấy đăng ký và phiếu thử nghiệm hiệu suất là những chứng từ quan trọng nhất. Đối với những chứng từ còn lại thì sẽ được bổ sung khi cán bộ hải quan có yêu cầu thêm. Chứng nhận xuất xứ (℅) rất quan trọng trong việc mặt hàng có được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt hay không. Khi nhập khẩu quý vị nên yêu cầu người bán cung cấp ℅.
5. Những loại động cơ điện phải dán nhãn năng lượng
Những loại motor cần làm và không cần làm dán nhãn năng lượng quý vị có thể xem phía dưới:
Động cơ điện nhập khẩu cần làm dán nhãn năng lượng:
-
Mô tơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc một tốc độ sử dụng nguồn điện tần số 50 Hz và/hoặc 60 Hz và:
-
Có điện áp danh định UN đến 1 000 V
-
Có công suất ra danh định PN từ 0,75 kW đến 150 kW
-
Có 2, 4 hoặc 6 cực
-
Hoạt động ở kiểu chế độ S1 (chế độ liên tục)
-
Làm việc trực tiếp trên lưới
-
Có khả năng vận hành trong các điều kiện làm việc nêu trong Điều 6 của TCVN 6627-1(IEC 60034-1)
Lưu ý: phải hội tụ đầy đủ các đặc điểm trên thì mới làm dán nhãn năng lượng
Động cơ điện nhập khẩu không cần làm dán nhãn năng lượng:
-
Motor (mô tơ) có hộp số lắp liền (không thể tháo rời mà không bị hỏng động cơ);
-
Động cơ được chế tạo riêng để sử dụng với bộ biến đổi điện theo IEC 60034-25.
-
Động cơ được tích hợp hoàn toàn trong một máy (ví dụ máy bơm, quạt và máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với máy đó.
-
Động cơ được chế tạo riêng để vận hành trong môi trường có khí nổ theo IEC 60079-0.
-
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (chế độ khởi động nặng nề, số lượng lớn các chu kỳ khởi động/dừng, quán tính của rôto rất nhỏ).
-
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (ví dụ dòng khởi động hạn chế, dung sai lớn về điện áp và/hoặc tần số).
-
Động cơ được thiết kế riêng dùng cho các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc quy định trong Điều 6 của TCVN 6627-1 (IEC 60034-1).
-
Và những động cơ điện không hội tụ đầy đủ yếu tố như phần nêu phía trên phải dán nhãn năng lượng
6. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Đối với hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu, quý vị có thể làm bộ hồ sơ đăng ký test hiệu suất trước để có phiếu thử nghiệm. Đối với hàng phải kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho tuổi sản phẩm. Thì sẽ làm song song trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện đã qua sử dụng.
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, hồ sơ dán nhãn năng lượng motor, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs động cơ điện. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể bị sai những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Việc khai báo sai doanh nghiệp sẽ đối mặt với các mức phạt về thuế, xuất xứ theo luật hải quan.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
Lưu ý: Sau khi có tờ khai chính thức thì cần liên hệ với chi cục hải quan để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Không nên để tờ khai lâu rồi mới mang xuống để làm thủ tục nhập khẩu.
Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể lấy hàng một cách thuận lợi Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và hàng được chấp nhận cho qua khu vực giám sát.
Trên đây là bốn bước để làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Nếu Quý vị chưa hiểu hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.
7. Những lưu ý khi nhập khẩu động cơ điện
Khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (mô tơ) quý vị cần phải lưu ý những điểm sau:
Động cơ điện gắn liền với máy, thì thủ tục nhập khẩu sẽ theo máy chính.
Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Khi nhập khẩu động cơ điện thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
Kiểm tra hiệu suất năng lượng và kiểm tra chất lượng thì đăng ký cho model có thể sử dụng lâu dài, thông thường là 3 năm.
Kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho máy cũ, thì kiểm tra theo từng đơn hàng cụ thể, nhập lần nào phải kiểm tra lần đó.
Nếu bạn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan có thể lựa chọn Just In Time là người bạn đồng hành.
Đội ngũ nhân viên Just In Time luôn nhiệt tình hỗ trợ quý khách xử lý công việc nhanh chóng và chuyên nghiệp.
JUST IN TIME JSC JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: Số 5, Đống Đa, phường 4, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
Hotline: +84 83 9910066
Email: info@justintimevn.com
Facebook: https://www.facebook.com/justintimevn