Thủ tục nhập khẩu gạo

Thủ tục nhập khẩu gạo

Thủ tục nhập khẩu gạo

Ngày đăng: 11/12/2024

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới đứng sau Ấn Độ, song các doanh nghiệp trong nước vẫn nhập khẩu gạo về để tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng trong nước. Vậy thủ tục nhập khẩu gạo được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi chi tiết ở nội dung dưới đây.

1. Quy định nhập khẩu gạo về Việt Nam

Gạo là thực phẩm chính trong bữa ăn của các gia đình ở Việt Nam và nhiều quốc gia Châu Á. Đây không phải là sản phẩm thuộc danh mục cấm nhập khẩu, song các doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu sẽ phải tuân thủ các điều kiện được quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.

Mặt hàng gạo thuộc  danh mục quản lý của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, nên khi nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục Công Bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm theo Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/10/2015 của cơ quan này.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Thông tư số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/06/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mã HS lúa gạo thuộc vào diện phải kiểm dịch thực vật. Do đó, khi nhập khẩu về nước các doanh nghiệp cũng phải thực hiện kiểm dịch đối với mặt hàng này.

2. Mã HS của mặt hàng gạo

Mã HS của gạo thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 10: Ngũ cốc.

Bất cứ mặt hàng nào khi xuất nhập khẩu đều phải xác định được mã HS code. Dựa trên cơ sở này sẽ xác định tài liệu, chính sách, thuế nhập khẩu hàng hóa và đối với mặt hàng gạo cũng không nằm ngoại lệ.

Trong biểu thuế nhập khẩu, mã HS của gạo thuộc phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 10: Ngũ cốc.

Mã HS Mô tả hàng hóa
100610 Thóc:
10061010 Phù hợp để gieo trồng
100620 Gạo lứt:
10062010 Gạo Hom Mali (SEN)
10062090 Loại khác
100630 Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed):
10063030 Gạo nếp (SEN)
10063040 Gạo Hom Mali (SEN)
10063050 Gạo Basmati (SEN)
10063060 Gạo Malys (SEN)
10063070 Gạo thơm khác (SEN)
  Loại khác:
10063091 Gạo đồ (1)
10063099 Loại khác

Việc xác định chi tiết mã HS của sản phẩm sẽ phải căn cứ vào thành phần, cấu tạo thực tế của hàng hóa. Theo quy định hiện hành, để áp mã HS cho sản phẩm sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ đó sẽ lấy kết quả này để áp mã đối với hàng hóa.

3. Công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo nhập khẩu

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo nhập khẩu

Các doanh nghiệp khi nhập khẩu sẽ phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn gạo với các loại hồ sơ theo đúng quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo;
  • Phiếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo (còn thời hạn trong 12 tháng từ khi làm hồ sơ);
  • Mẫu sản phẩm và nhãn sản phẩm gạo của doanh nghiệp.
  • Bảng thông tin chi tiết sản phẩm gạo của doanh nghiệp.

Quy trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm gạo

Quy trình tự công bố tiêu chuẩn chất lượng gạo

Các doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa sẽ phải thực hiện công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm với sản phẩm mà mình nhập khẩu. Và để thực hiện công bố sản phẩm gạo, các doanh nghiệp sẽ làm theo các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và hoàn thiện hồ sơ tự công bố theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm duyệt và đăng tải thông tin công bố sản phẩm lúa gạo trên trang website chính thức của họ.

Bước 4: Đơn vị kinh doanh sẽ đăng nhập trực tiếp vào website để xem hồ sơ công bố của mình. Đồng thời,  cũng có thể bắt đầu gửi hồ sơ qua bên hải quan để thông quan hàng hóa.

4. Thủ tục hải quan nhập khẩu gạo

Hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ phải thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa và đối với sản phẩm gạo cũng vậy. Các doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị một bản scan hồ sơ điện tử hoặc hồ sơ gốc với các giấy tờ như sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu);
  • Các chứng từ khác (nếu có);
  • Bản tự công bố tiêu chuẩn đối với gạo nhập khẩu.

5. Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu

Nhãn mác hàng hóa là thông tin bắt buộc phải có đối với các loại hàng xuất khẩu và với gạo cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ nội dung trên nhãn mác hàng hóa bao gồm:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

6. Chính sách thuế nhập khẩu gạo

Chính sách thuế nhập khẩu gạo

Khi nhập khẩu gạo về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải nộp hai khoản thuế bắt buộc đó chính là thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế VAT của gạo nhập khẩu là 5%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của gạo theo quy định hiện hành là 40%.

Nếu nhập khẩu gạo từ các quốc gia có tham gia FTA với Việt Nam, các doanh nghiệp có thể sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng hóa nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện của hiệp định đưa ra. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên lưu ý điều này để không bỏ lỡ các ưu đãi mà mình được nhận.

Nếu bạn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan có thể lựa chọn Just In Time là người bạn đồng hành.

Đội ngũ nhân viên Just In Time luôn nhiệt tình hỗ trợ quý khách xử lý công việc nhanh chóng và chuyên nghiệp.

 

JUST IN TIME JSC JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: Số 5, Đống Đa, phường 4, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.

Hotline: +84 83 9910066

Email: info@justintimevn.com

Facebook: https://www.facebook.com/justintimevn