Thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh

Thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh

Thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh

Ngày đăng: 25/12/2024

Tôm và các sản phẩm chế biến từ tôm là một ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây Just In Time xin giới thiệu về quy trình thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh, xác định mã hs, thuế xuất khẩu và những lưu ý khi xuất khẩu tôm đông lạnh ra khỏi Việt Nam.

tom1

1. Chính sách xuất khẩu tôm đông lạnh

Chính sách quy trình thủ tục xuất khẩu tôm đông lại được quy định trong những văn bản pháp luật sau đây:

Theo những văn bản pháp luật trên thì mặt hàng tôm đông lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Thuế xuất khẩu của tôm đông lạnh là 0%.
  • Cần có chứng từ đầu vào của hàng hóa trong trường hợp cần xin chứng nhận xuất xứ;
  • Cần chủ động làm kiểm dịch động vật (Health Certificate).
  • Xác định chính xác mã hs cho loại tôm xuất khẩu, tránh nhầm lẫn giữa các loại.

Đó là một số lưu ý cơ bản trong quy trình thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những quy định trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

2. Xác định mã hs tôm đông lạnh

Xác định mã hs là bước rất quan trọng trong quy trình thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị mã hs tôm đông lạnh.

2.1. Mã hs tôm đông lạnh

Mã hs (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã hs trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Sau đây, Just In Time xin chia sẻ đến Quý vị bảng mã hs tôm đông lạnh.

Mã hs Mô tả
030611 – – Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.):
03061110 – – – Hun khói
03061190 – – – Loại khác
030612 – – Tôm hùm (Homarus spp.):
03061210 – – – Hun khói
03061290 – – – Loại khác

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì mã hs tôm thẻ chân trắng, chân đỏ, tôm sú đông lạnh là 03061190.

2.2. Những rủi ro khi áp sai mã hs

Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  • Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp phát sinh thuế thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã hs cho loại tôm đông lạnh vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Thuế xuất khẩu tôm đông lạnh

Thuế xuất khẩu là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà xuất khẩu rất quan tâm đến. Sau đây là những nội dung chính về thuế xuất khẩu tôm đông lạnh.

3.1. Cà phê có chịu thuế xuất khẩu không?

Theo Biểu thuế xuất khẩu hiện hành, mặt hàng cà phê không chịu thuế xuất khẩu (mức thuế suất là 0%).

Chính phủ Việt Nam khuyến khích hoạt động xuất khẩu tôm đông lạnh để hỗ trợ nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

3.2. Hoàn thuế GTGT cho cà phê xuất khẩu

Hoàn thuế GTGT là chính sách nhằm khuyến khích hàng hóa xuất khẩu của nhà nước. Tuy nhiên, không phải tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu đều được hoàn thuế GTGT. Sau đây là những điểm cần lưu ý để được hoàn thuế nhập khẩu:

Đối tượng được hoàn thuế GTGT cho hàng xuất khẩu gồm:

  • Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu;
  • Đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài;
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ là cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Điều kiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, bao gồm:
    • Hàng hóa nhập khẩu rồi xuất khẩu vào khu phi thuế quan.
    • Hàng hóa nhập khẩu rồi xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên trong kỳ kê khai (tháng/quý) thì được hoàn thuế.
  • Nếu chưa đủ 300 triệu đồng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sang kỳ kê khai tiếp theo.

Để hiểu rõ hơn về quy trình và trình tự hoàn thuế Quý vị có thể xem tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Trên đây là những nội dung chính về thuế xuất khẩu tôm đông lạnh. Đối tượng và điều kiện được hoàn thuế GTGT cho cà phê xuất khẩu. Nếu Quý vị chưa hiểu hết những thông tin trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

4. Bộ hồ sơ xuất khẩu tôm đông lạnh

Bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Chứng từ khác theo yêu cầu của hải quan.

Trên đây là toàn bộ chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Trong những chứng từ trên thì quan trọng nhất là tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và danh sách đóng gói. Những chứng từ khác thì sẽ theo yêu cầu của công chức hải quan.

Ngoài ra có những chứng từ mà người bán cần phải cung cấp cho người mua như:

  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of original);
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Phyto Certificate);
  • Chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate).

Nếu quý vị còn có thắc mắc về những chứng từ trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

tom2

5. Quy trình thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh

Quy trình làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh cũng như bao mặt hàng khác. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Chúng tôi tóm tắt những bước mô tả ngắn để Quý vị có thể hình dung được tổng thể.

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi chứng từ xuất hàng như: Commercial Invoice, Packing list, Sale contract, booking note thì có thể khai báo tờ khai hải quan. Thì có thể nhập thông tin lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm khai báo.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người xuất khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể bị sai những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Theo quy định mới thì nên khai báo hải quan khi hàng đã được giao ra cảng. Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh cần phải lưu ý về thời gian khai báo. Tránh tình trạng hàng chưa được giao mà đã tiến hành khai báo có thể đối mặt án phạt từ phía hải quan.

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ xuất khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Lưu ý: Sau khi có tờ khai chính thức thì cần liên hệ với chi cục hải quan để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Không nên để tờ khai lâu rồi mới mang xuống để làm thủ tục xuất khẩu.

Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế xuất khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan. Khi tờ khai chưa thông quan thì cần phải tiến hành các thủ tục để cho tờ khai thông quan. Nếu quá hạn thì Quý vị sẽ phải đối mặt với phí phạt và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để có thể lấy hàng một cách thuận lợi Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và hàng được chấp nhận cho qua khu vực giám sát.

Trên đây là bốn bước để làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh. Nếu Quý vị chưa hiểu hoặc có thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

6. Những lưu ý khi xuất khẩu tôm đông lạnh

Trong quá trình xuất khẩu tôm đông lạnh cho khách hàng. Just In Time đã rút ra được những kinh nghiệm sau, xin được chia sẻ đến Quý vị cùng tham khảo. Khi làm thủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh cần lưu ý những điều sau:

Giấy tờ cần thiết:

  • Chứng nhận kiểm dịch thủy sản (Health Certificate).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O Form A, D, E hoặc RCEP, tùy thuộc thị trường).
  • Hợp đồng, hóa đơn thương mại, và Packing List.

Thuế và ưu đãi thuế quan:

  • Kiểm tra chính sách thuế nhập khẩu của thị trường mục tiêu. Nhiều quốc gia có ưu đãi thuế quan cho tôm Việt Nam thông qua các hiệp định như EVFTA, CPTPP, RCEP.

Quy định của từng quốc gia:

  • Hoa Kỳ: Tuân thủ chương trình SIMP (Seafood Import Monitoring Program).
  • EU: Kiểm tra dư lượng kháng sinh nghiêm ngặt.
  • Trung Quốc: Yêu cầu ghi nhãn rõ ràng bằng tiếng Trung và kiểm dịch kỹ lưỡng khi nhập khẩu.

Đông lạnh nhanh (IQF):

  • Tôm cần được xử lý và đông lạnh ngay sau thu hoạch để đảm bảo giữ được độ tươi ngon.

Chuỗi lạnh (Cold Chain):

  • Duy trì chuỗi lạnh từ khâu sản xuất, bảo quản, vận chuyển đến khi giao hàng.
  • Sử dụng container lạnh chuyên dụng khi vận chuyển đường biển hoặc đường hàng không.

Hạn sử dụng:

  • Đảm bảo thời gian bảo quản và vận chuyển nằm trong thời hạn sử dụng được ghi trên nhãn.

Yêu cầu nhãn mác:

  • Tên sản phẩm (ví dụ: Frozen White Shrimp).
  • Khối lượng tịnh (Net Weight) và khối lượng tổng (Gross Weight).
  • Hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, và cách sử dụng.
  • Thông tin nhà sản xuất và mã số lô hàng.

Kết luận

Xuất khẩu tôm đông lạnh không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về các tiêu chuẩn chất lượng và quy định quốc tế mà còn phải đảm bảo quy trình logistics và pháp lý chính xác. Việc chuẩn bị kỹ càng từ khâu sản xuất, bao bì, giấy tờ, đến vận chuyển sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận và tránh rủi ro khi xuất khẩu tôm đông lạnh ra thị trường quốc tế.

Nếu bạn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan có thể lựa chọn Just In Time là người bạn đồng hành.

Đội ngũ nhân viên Just In Time luôn nhiệt tình hỗ trợ quý khách xử lý công việc nhanh chóng và chuyên nghiệp.

 

JUST IN TIME JSC JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: Số 5, Đống Đa, phường 4, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.

Hotline: +84 83 9910066

Email: info@justintimevn.com

Facebook: https://www.facebook.com/justintimevn