justintime.com - justintime.vn - justintime.com.vn

Top 7 cảng biển VN lớn nhất hiện nay

Cảng biển đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong một nền kinh tế, chúng tạo nên những tiềm lực và thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà một cách mạnh mẽ. Vậy đâu là Top những cảng biển VN lớn nhất?

 1. Danh sách cảng biển Việt Nam

Bản quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm để phù hợp hơn với điều kiện phân vùng KTXH đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét để chia cảng biển làm 5 nhóm. Ngoài ra, trong bản Quy hoạch còn đề xuất phân loại lại các cảng biển để phù hợp với Bộ Luật Hàng hải 2015. Cụ thể như sau:

Có khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn/năm, trong đó, chi nhánh Cảng Hoàng Diệu chiếm gần 60% lượng hàng hóa bốc xếp. Cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận đạt 40.000 DWT tại khu chuyển tải Lan Hạ và thấp nhất với 700 DWT tại bến phao Bạch Đằng.

2 cảng đặc biệt: Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu

15 cảng loại I: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh.

6 cảng loại II: Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp.

13 cảng loại III: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

2. Những cảng biển lớn nhất Việt nam

2.1. Cảng biển VN – Cảng Hải Phòng

Cảng Hải Phòng là một trong những cảng biển VN lớn nhất, được người Pháp xây dựng vào năm 1874, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và thành phố Hải An.

Hiện nay, với mục tiêu phát triển ổn định và bền vững, cảng Hải Phòng đang thực hiện dự án đầu tư Cảng Đình Vũ với 5 bến tàu và nâng tải trọng của tàu đến 55.000 DWT và trong tương lai với 100.000 DWT tại Lạch Huyện cùng các đầu tư về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.

2.2. Cảng biển VN – Cảng Vũng Tàu

Cảng Vũng Tàu là một cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, đầu mối quốc tế của nước ta. Cảng thuộc địa phận của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, nằm khu vực Đông Nam Bộ, là một trong những cảng biển VN quan trọng hàng đầu.

Cảng Vũng Tàu hiện nay bao gồm 4 khu bến.

Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình

Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân: có thể tiếp nhận các loại tàu/sà lan quốc tế và tàu/sà lan nội địa lên đến 30,000 DWT.

Khu bến sông Dinh

Khu Bến Đầm, Côn Đảo: nằm tại Vịnh Bến Đầm, cách thị trấn Côn Sơn chưa đầy 15 km. Là điểm đến của các hãng tàu cao tốc Vũng Tàu – Côn Đảo, Trần Đề – Côn Đảo và sắp tới là Cần Thơ – Côn Đảo.

2.3. Cảng biển VN – Cảng Vân Phong

Cảng Vân Phong là một cảng tổng hợp, được đặt tại vịnh Vân Phong. Có vị trí gần với các tuyến đường quốc tế với khoảng cách vượt Thái Bình Dương ngắn nhất so với Hongkong và Singapore, vì vậy được quy hoạch trở thành cảng biển VN trung chuyển quốc tế.

Theo dự kiến, cảng có khả năng tiếp nhận 5 triệu TEU/năm, với 8 bến cho tàu container có sức chở đến 12.000 TEU và 8 bến cho tàu feeder cùng tổng diện tích toàn cảng đạt 405 ha và tổng chiều dài bến lên đến 5.710m.

2.4. Cảng biển VN – Cảng Quy Nhơn

Cảng Quy Nhơn hiện có một cảng duy nhất là khu bến cảng Thị Nại với công suất tiếp nhận tàu container có thể lên tới 50 nghìn DWT. Cảng có tổng diện tích mặt bằng: 306.568m2; tổng diện tích kho chiếm 30.732m2.

Tại khu bến cảng Thị Nại, hiện cảng Quy Nhơn có 6 bến cảng.

Các bến số 1, số 2 và số 3 có độ sâu trước bến là 17,5 mét, dài từ 200 đến 300 mét cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT

Các bến số 4 và 5 có độ sâu là 29,3 mét và dài 355 mét, có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 20 ngàn DWT

Bến số 6 có độ sâu là 25 mét và dài 500 mét, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 100 ngàn DWT.

2.5. Cảng biển VN – Cảng Cái Lân

Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng biển VN lớn nhất:

Cảng gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp container và 2 bến nghiêng

Kho có diện tích 10.000 m², bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m²

Thiết bị bốc dỡ: 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động từ 8 đến 10 tấn khác

Khả năng cập tàu: Tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cập bến

Khả năng xếp dỡ: từ 5 đến 8 triệu tấn/năm.

2.6.Cảng biển VN – Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn là cảng biển VN tổng hợp cấp quốc gia. Cảng biển tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí chiến lược quan trọng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển và là cửa ngõ quốc tế quan trọng để phục vụ các hoạt động lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng:

Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp: hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20 nghìn DWT, theo quy hoạch sẽ có thể tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT vào năm 2020

Cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai: có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DW

Các khu bến cảng tổng hợp địa phương và chuyên dùng trên sông Sài Gòn, Nhà Bè có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn đến 30 nghìn DWT.

2.7. Cảng biển VN – Cảng Cửa Lò

Cảng Cửa Lò là một cảng nước sâu, thuộc cụm cảng Nghệ An. Cảng biển VN này có chiều dài là 3.020 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT. Hiện tại, ở Cửa Lò vẫn có một cảng biển khác mang tên Cảng Cửa Lò đang hoạt động. Song cảng này chỉ có khả năng tiếp nhận tàu 5.000 DWT – 10.000 DWT.

Theo dự tính, quy hoạch được tính đến năm 2030 với mục tiêu trở thành cảng biển quốc tế, tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 10.000 DWT cũng như đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Nghệ An, các tỉnh lân cận khu vực Bắc Trung bộ, thu hút một phần hàng của nước Lào và Đông Bắc Thái Lan.