Cuộc đình công tại cảng Hoa Kỳ khiến các hãng vận chuyển lựa chọn vận chuyển hàng không

Cuộc đình công tại cảng Hoa Kỳ khiến các hãng vận chuyển lựa chọn vận chuyển hàng không

Cuộc đình công tại cảng Hoa Kỳ khiến các hãng vận chuyển lựa chọn vận chuyển hàng không

Ngày đăng: 16/12/2024

Nếu cuộc đình công này kéo dài một tuần, chi phí vận tải hàng không có khả năng tăng mạnh vào giữa tháng 10 và kéo dài đến cuối tháng 11.

Theo Judah Levine, Trưởng bộ phận Nghiên cứu tại Freightos, nhiều nhà vận chuyển, đặc biệt là những doanh nghiệp vận tải hàng hóa dễ hư hỏng đã chuyển sang sử dụng hình thức vận chuyển hàng không để tránh tác động của cuộc đình công tại các cảng ở bờ Đông Hoa Kỳ.

Dữ liệu từ Freightos Air Index cho thấy giá cước vận tải hàng không từ Mỹ Latinh đến Bắc Mỹ và từ Bắc Mỹ sang châu Âu chưa có dấu hiệu tăng mạnh. Tuy nhiên, giá cước từ châu Âu đến Bắc Mỹ đã tăng 4%, lên mức 1,73 USD/kg kể từ đầu tháng 9. Trong khi đó, giá cước từ Trung Quốc đến Bắc Mỹ đã tăng 9% lên 5,91 USD/kg trong tuần trước. Mức tăng này có thể cho thấy mùa cao điểm vận tải hàng không đã bắt đầu, khi giá cước hiện đang vượt mức thông thường do sự tăng trưởng mạnh của thương mại điện tử.

Dù các trung tâm vận tải tại Trung Quốc chưa báo cáo tình trạng chậm trễ, nhưng một số điểm nóng như Singapore và Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu ùn tắc. Đặc biệt, Philippines đang đối mặt với tình trạng tồn đọng hàng hóa nghiêm trọng.

Theo Flexport, nếu cuộc đình công này kéo dài thêm một tuần, chi phí vận tải hàng không có khả năng tăng vào giữa tháng 10 và kéo dài đến cuối tháng 11. Nếu đình công tiếp diễn đến tuần sau, giá cước vận tải có thể tăng mạnh cho đến cuối năm, với mức giá trong tháng 11 tương đương với đỉnh điểm của đại dịch.

Dan Morgan-Evans, Giám đốc Nhóm Cargo của Air Charter Service cho biết, cuộc đình công tại các cảng đang gây ra nhiều khó khăn cho các nhà vận chuyển, đặc biệt là từ châu Âu. Nếu Tổng thống Biden không can thiệp, lượng hàng hóa bị tồn đọng sẽ phải chuyển sang vận tải hàng không. Các máy bay vận tải theo lịch trình sẽ nhanh chóng được đặt kín chỗ và ngành dịch vụ thuê chuyến sẽ cần tham gia để hỗ trợ. Trong cuộc đình công tại bờ Tây năm 2012, đã có lượng lớn chuyến bay thuê chuyến từ châu Á nhằm giải tỏa hàng hóa tồn đọng.

Drewry Airfreight Insight - một dịch vụ phân tích thị trường trực tuyến của Drewry’s Supply Chain Advisory cho thấy ngày càng nhiều nhà vận chuyển quốc tế chuyển sang vận tải hàng không do chi phí và tình trạng tắc nghẽn. Và điều này khiến vận tải đường biển gặp khó khăn.

Báo cáo mới nhất của Drewry chỉ ra rằng năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự gián đoạn chuỗi cung ứng đối với vận tải biển, buộc nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các giải pháp vận tải hàng không nhằm giảm áp lực và đảm bảo hoạt động mua sắm toàn cầu.

Drewry báo cáo, sự tắc nghẽn trong vận tải biển đã thúc đẩy mức tăng trưởng hai con số trong khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, đặc biệt từ châu Á. Tuy nhiên, khả năng chuyên chở của máy bay vẫn đủ để duy trì sự tăng trưởng này. Mặc dù giá cước vận tải hàng không đã tăng, nhưng chúng không cao đột biến như giá cước vận tải biển. Từ tháng 12/2023 đến tháng 9/2024, tỷ lệ chi phí giữa vận tải hàng không và vận tải biển đã thu hẹp từ 25.9 lần xuống còn 5.6 lần.

Theo dữ liệu mới nhất từ TAC Index, giá cước vận tải hàng không toàn cầu đã tăng nhẹ trong tuần tính đến ngày 30 tháng 9.

Chỉ số vận tải hàng không Baltic do TAC tính toán đã tăng 2.3%, nâng tổng mức tăng lên 7.5% trong vòng 12 tháng qua. Tháng 9 tương đối yên ắng và thị trường không có nhiều biến động, ít nhất là cho đến tuần cuối cùng của tháng, khi giá cước bắt đầu tăng nhẹ, một phần do kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng tại Trung Quốc sắp đến.

Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc nhìn chung đang tăng, nhưng chỉ số giá từ Hồng Kông chỉ tăng 0,3% so với tuần trước. Nguyên nhân là do giá cước vận chuyển sang châu Âu tăng, trong khi giá sang Bắc Mỹ giảm, với mức tăng hàng năm đạt 16,8%. Tại Thượng Hải, giá cước tăng 4,5% so với tuần trước, với mức tăng đáng kể trên hầu hết các tuyến chính, đưa chỉ số tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cước từ Việt Nam sang châu Âu cũng tăng, trong khi từ Ấn Độ và các nơi khác ở châu Á có sự biến động.